Nhảy đến nội dung
Ảnh đại diện

Lễ Bế giảng khoá Bồi dưỡng Trụ trì lần thứ 27

          Chiều ngày 07 tháng 4 năm 2024 (nhằm ngày 29 tháng 02 năm Giáp Thìn) tại chùa Bình An, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ Bế giảng khoá Bồi dưỡng trụ trì lần thứ 27.

Chứng minh và tham dự: Hòa thượng Thích Bửu Thành, Hòa thượng Thích Thiện Hỷ – Đồng Thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh; Hòa thượng Thích Thiện Thống - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang, Trưởng BTC Khóa học; Hoà thượng Thích Giác Liêm – Uỷ viên Thường trực HĐTS GHPGVN; Thượng tọa Thích Viên Quang - UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; Hòa thượng Thích Thiện Tài, Hòa thượng Thích Thiện Bình, Hòa thượng Thích Tôn Quảng – Đồng Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang cùng Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Chư tôn giáo phẩm Tăng Ni trụ trì các Tự viện đồng tham dự.


     Về phía lãnh đạo cơ quan Nhà nước có sự hiện diện của:  Ông Lê Tùng Châu – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; Ông Thời Văn Việt – Phó Phòng Dân tộc Tôn giáo Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; cùng quý ông bà đại diện cơ quan Nhà nước các cấp đồng đến tham dự.


     Hình ảnh ghi nhận trong buổi Lễ bế giảng:

ảnh ghi nhận

 

ảnh ghi nhận

 

Thượng toạ Thích Viên Quang báo cáo khoá học.

ảnh ghi nhận

 

Đại đức Thích Thiện Định báo cáo thu chi.

ảnh ghi nhận

 

Hòa thượng Thích Thiện Thống trao giấy chứng nhận tham dự khóa Bồi dưỡng Trụ trì.

ảnh ghi nhận

Ông Lê Tùng Châu – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh phát biểu.

Ông Lê Tùng Châu – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh có lời ca ngợi sự đóng góp quý báu mà chư tôn đức trụ trì đã dành cho Nhà nước trong tỉnh nhà, Ông gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến Lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và chư tôn đức trụ trì trong tỉnh đã hoàn thành công tác tổ chức khoá học cũng như chư tôn giáo phẩm trụ trì đã hoàn thành xuất sắc khoá học năm nay.

ảnh ghi nhận

Hòa thượng Thích Thiện Thống phát biểu kết thúc khoá học.

     Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận chư tôn Hòa thượng cùng một số đại diện các ban ngành Nhà nước tham dự chia sẻ trong thời gian khóa Bồi dưỡng trụ trì:

ảnh ghi nhận

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn –  Uỷ viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 TƯ GHPGVN.

Chia sẻ “Định hướng sử dụng không gian mạng”

           Trong buổi Chia sẻ, Thượng tọa đã nhấn mạnh đến công nghiệp 4.0 về mặt lợi và hại của công nghệ chuyển đổi số.

            Theo đó, việc chuyển đổi không gian mạng Phật giáo là việc làm cần thiết trong thời buổi hiện nay, bởi nó cho phép các tổ chức, cá nhân liên kết và truyền tải thông tin về đạo Phật một cách nhanh chóng, tiện lợi và rộng rãi hơn bao giờ hết. Việc chuyển đổi số giúp Phật giáo truyền tải giáo lý nhà Phật được tiếp cận nhanh hơn đến mọi người, thông qua các công cụ truyền thông trực tuyến như trang web, các trang ứng dụng mạng xã hội, video, v.v. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số cũng giúp cho tổ chức Phật giáo có thể quản lý thông tin, tổ chức hoạt động và tương tác với cộng đồng một cách hiệu quả hơn.

        Ngoài những mặt ưu điểm công nghệ số mạng lại, bên cạnh đó còn có nhiều bất cập khi sử dụng không khéo. Qua đây, Thượng tọa nhắc nhở chư Tăng, Ni phải thật sự khéo léo và sáng suốt, nên cân nhắc những điều chúng ta đăng tải, chia sẻ những nội dung không hợp với chánh pháp của Đức Phật, không đúng với Hiến chương Giáo hội và Pháp luật Nhà nước quy định. vô hình chung tiếp tay cho cái xấu, từ đó làm ảnh hưởng chung đến Giáo hội và hình ảnh người tu sĩ Phật giáo.

        Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ (2017-2022), tại điểm thứ 8 có nêu: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp, chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội, nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp, trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”.

​  ảnh ghi nhận

Thượng toạ Thích Phước Nguyên – Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 TƯ GHPGVN.

Chia sẻ “ Công tác quản lý hành chánh Giáo hội”.

Trong buổi chia sẻ, Thượng tọa đã nêu 4 yếu tố quan trọng trong Quản trị và Lãnh đạo gồm có: Hoạch định kế hoạch (Hoạch định chiến lược - Nếu cá nhân Quản trị cuộc đời); Tổ chức nhân sự (Tổ chức cuộc sống - Công việc cần làm - Cổ người chỉ huy); Trình độ lãnh đạo: (Rèn luyện kỹ năng - Quá trình lãnh đạo bản thân - Năng lực tư duy); Hệ thống tuân thủ: (Hệ thống các quy tắc - Hệ thống Pháp luật - Hoạt động kiểm tra).

Quản trị: (nói đến hệ thống, tổ chức) là đề ra mục tiêu tối đa là những cách thức đạt đến mục tiêu tối đa trên nền tản một nguồn lực hữu hạn.

Lãnh đạo: (nói đến con người) là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, với năng lực sẵn có hoặc năng lực được học tập rèn luyện liên tục.

 Con người rèn luyện, học tập để có đủ năng lực lãnh đạo trong một tổ chức, áp dụng nghệ thuật quản trị để vận hành cho hệ thống bộ máy chạy thật tốt, để đạt được kết quả tối đa, và tốt nhất, trên nguồn lực hữu hạn - không hề tốt nhất.

  ảnh ghi nhận

Thượng tá Hồ Hoàng Trọng – Phó Phòng An ninh mạng, Công an tỉnh An Giang.

“Chủ đề một số vấn đề liên quan đến An ninh mạng”

Trong buổi chia sẻ về vấn đề An ninh mạng Thượng tá Hồ Hoàng Trọng có nêu rõ về một số mặt lợi và bất cập khi sử dụng mạng xã hội.

Trong thời buổi công nghệ số, hầu hết tất cả mọi người điều có thể truy cập vào các trang mạng xã hội hiện hành Facebook, TikTok, Zalo, Youtube,…. như để truy cập, truyền tải thông tin thành thạo thì còn rất hạng chế. Mục đích của an ninh mạng là giảm nguy cơ bị tấn công mạng và bảo vệ chống lại việc khai thác trái phép các hệ thống, mạng và công nghệ.

Qua đó Thượng tá nhắc nhở Tăng, Ni nên cân nhắc khi truy cập vào các trang mạng không chính thống, tránh trường hợp đánh cấp thông tin, dữ liệu cá nhân.

  ảnh ghi nhận

Thượng tá Trần Thanh Hải – Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang.

Trong buổi chia sẻ, Thượng tá đã nêu một số giải pháp trọng yếu giúp Tăng, Ni nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh chính trị, để giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ quan, tổ chức, cơ sở Tự viện thờ tự, trong trình trạng khẩn cấp về an ninh.

  ảnh ghi nhận

Ông Trương Hoàng Trọng – Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang.

Ông Trương Hoàng Trọng chia sẻ: “Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, toàn dân nên học và làm theo tấm gương của Bác.”

  ảnh ghi nhận

Ông Nguyễn Hữu Thịnh -  Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.

Trong buổi chia sẻ, Ông Nguyễn Hữu Thịnh nhấn mạnh 03 nội dung chính: (1) Công tác lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa; (2) Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (3) Tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng. Đúc kết bài chia sẻ, ông mong muốn Chư tôn đức Tăng, Ni phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tinh thần "Tương thân tương ái", lối sống nhân hậu, nghĩa tình của nhân dân An Giang, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, góp phần hiện thực hóa mong muốn của Bác Hồ, Bác Tôn.

  ảnh ghi nhận

Ông Lê Tùng Châu – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh An Giang.

Chia sẻ “Luật tín ngưỡng tôn giáo” đến Chư tôn đức.

              Ông Lê Tùng Châu chia sẻ, quyền tự do tín ngưỡng Tôn giáo trong Nghị quyết số 25 được ban hành, việc thể chế hóa được nâng lên một bước, đó là ngày 18/6/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tiếp tục tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo theo quy định pháp luật, đáp ứng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, góp phần quan trọng đảm bảo quyền con người ở Việt Nam.

Đến Hiến pháp năm 2013, Việt Nam tiếp tục có bước tiến mới trong việc mở rộng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụm từ “quyền công dân” được thay bằng “quyền con người”. Khẳng định quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  ảnh ghi nhận

Ông Thời Văn Việt –  Phó Phòng Dân tộc Tôn giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang.

Ông Thời Văn Việt chia sẽ những công tác nhất quán của Đảng và Nhà nước đề ra, Ông đã cung cấp những thông tin quý báu về định hướng và sự phát triển của tỉnh nhà. Ông mong muốn Tăng Ni trong tỉnh cùng cố gắng chung tay với Nhà nước xây dựng và phát triển nguồn lực quản lý con người nơi cơ sở Tự viện cũng như đóng góp vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc

  ảnh ghi nhận

Hòa thượng Thích Thiện Thống -  Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang.

Triển khai và ôn lại pháp yết ma An cư Kiết hạ, Giới luật theo tinh thần của Đức Phật”

Trong buổi chia sẻ, Hòa thượng ôn lại tầm quan trọng của Giới Luật trong đời sống tu tập của Tăng Ni. Những gì mà đức Phật đã chế định giới luật đều phù hợp với đạo đức chuẩn mực xã hội làm nền tảng cho tiến trình giải thoát khổ đau.

Vì vậy, Giới luật là tầm quan trọng đối với đời sống tu tập Tăng Ni. Giới luật không phải là nhất thừa mà là phổ biến cho cả ba thừa. Cho dù bất cứ hành giả tu tập một thừa nào thì họ không thể không thực hành giới luật. Vì giới luật chính là nền tảng để xây dựng Phật giáo phát triển mạnh và trường tồn. Giới luật chính là chuẩn mực đạo đức mà do Thế Tôn đã chế định không nằm ngoài mục đích kiềm chế sự ham muốn của chúng sanh, thúc liễm thân tâm, tinh tấn trong việc tu tập. Giới luật là điều tất yếu của cuộc sống, chúng ta thực hành giới luật chính là một lẽ tự nhiên để đưa hành giả đến bờ an lạc giải thoát

ảnh ghi nhận

 

Thượng toạ Thích Quang Thạnh – Uỷ viên HĐTS, Phó văn phòng 2 Trung ương GHPGVN.

Thượng toạ chia sẻ “Vai trò của một vị trụ trì” là nhấn mạnh đến nhiệm vụ, trách nhiệm của trụ trì trong ý nghĩa “Trụ pháp vương gia, trì như lai tạng” Trụ Pháp Vương Gia: là an trụ trong chánh pháp để vận hành ngôi nhà Phật pháp, đó là phần Tự lợi; Trì Như Lai Tạng: là vận dụng chánh Pháp để làm lợi lạc cho mọi người, làm sống dậy lời dạy của đức Phật, đó là phần Lợi tha

  ảnh ghi nhận

Trong quá trình hành đạo, vị trụ trì phải biết chia sẻ, lắng nghe, bao dung với chúng, tín đồ Phật tử kiến thức Phật học, thì từ đó mới có thể giáo hoá người nương theo tu tập. Trụ trì phải biết hy sinh lợi ích cá nhân để hướng đến lợi ích an lành cho số đông đại chúng. Phải làm sao cho hàng Đệ tử, Phật tử khi đến gần với mình cảm thấy an lạc, tự tại, thoải mái. Không những thế, người tu sĩ trụ trì còn phải làm sao cho mọi người dù không phải là Phật tử cũng cảm mến, tin yêu đạo Phật.

Tuy vậy, người trụ trì phải nghiêm minh, không được quá dễ dải, quá Từ bi khi tiếp Tăng độ chúng. Cho người xuất gia mà không có quá trình kiểm tra, không có thời gian hầu Thầy để trao dồi oai nghi, hạnh kiểm của người Tu sĩ thì chẳn khác gì chúng ta tiếp tay làm cho Phật pháp suy đồi; Ở đây người trụ trì đòi hỏi phải thông suốt Hiến chương Giáo hội và Quy chế Ban Tăng sự.

  ảnh ghi nhận

 

Hoà thượng Thích Lệ Trang – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM chia sẻ “Nghi lễ Phật giáo trong đời sống thiền môn”.

  ảnh ghi nhận

Hoà thượng Thích Lệ Trang –Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương.

        Trong buổi chia sẻ, Hoà thượng Thích Lệ Trang – Trưởng Ban Nghi lễ đã trình bày nguồn gốc lịch sử, hình thành và phát triển của Nghi lễ Phật giáo Việt Nam. Trong đó Hoà thượng đã nhấn mạnh đưa nghi lễ vào đời sống, Nghi lễ là một phương tiện quan trọng trong đời sống con người. Nó có vai trò quan trọng trong giáo dục, văn hóa và tâm linh.

        Trong văn hóa, nghi lễ được sử dụng để giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống. Nó giúp con người có một cách sống và một bộ nhận thức đồng nhất với cộng đồng. Nghi lễ còn giúp thể hiện sự kính trọng và tôn trọng đối với các tín ngưỡng, truyền thống và tập quán của cộng đồng.

Trong tâm linh, nghi lễ được sử dụng để kết nối con người với thế giới tâm linh. Nó giúp con người có thể tìm kiếm sự bình an, sự cân bằng và sự an lạc. Nghi lễ cũng giúp con người tìm kiếm ý nghĩa và mục đích của cuộc đời.

Tóm lại, nghi lễ có vai trò quan trọng trong đời sống thiền môn. Nó giúp tăng sĩ phát triển kỹ năng xã hội, giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống và tìm kiếm sự bình an và ý nghĩa của cuộc đời.

          Cuối lời Hòa thượng tin tưởng rằng, Chư tôn đức Tăng, Ni trụ trì các tự viện Phật giáo An Giang không những là những bậc thầy mô phạm cho hàng Phật tử noi theo, mà còn là vị thầy có đầy năng lượng giúp chuyển thân tâm, chuyển hóa khổ đau cho mọi người thành an lạc thông qua việc điều phối, quản lý tốt tự viện, thực hiện các nghi lễ Phật giáo đúng với thời đại mới, đúng với chánh pháp, hoằng truyền những lời Phật dạy lợi lạc chúng sinh.

  ảnh ghi nhận

 

Hoà thượng Thích Giác Liêm – Uỷ viên HĐTS Trung ương GHPGVN chia sẽ và sách tấn Chư tôn đức Tăng Ni.

  ảnh ghi nhận

 

  ảnh ghi nhận

 

  ảnh ghi nhận

 

  ảnh ghi nhận

 

  ảnh ghi nhận

 

  ảnh ghi nhận

 

Tăng Ni trụ trì huyện Chợ Mới chụp ảnh lưu niệm

ảnh ghi nhận

 

 Tăng Ni trụ trì thành phố Long Xuyên chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

 Tăng Ni trụ trì thành phố Châu Đốc chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

 Tăng Ni trụ trì huyện Châu Thành chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

Tăng Ni trụ trì huyện Thoại Sơn chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

Tăng Ni trụ trì huyện An Phú và huyện Tri Tôn chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

Tăng Ni trụ trì huyện Châu Phú và huyện Phú Tân chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

Tăng Ni trụ trì thị xã Tân Châu chụp ảnh lưu niệm.

  ảnh ghi nhận

 

Chư tôn đức chụp hình lưu niệm.

BTTTT